Lãnh đạo và tầm nhìn công nghệ hay là..?
LÃNH ĐẠO VÀ TẦM NHÌN CÔNG
NGHỆ HAY LÀ …
Thị trường chứng khoán có
sự phát triển vượt bậc về thanh khoản cũng như nhu cầu lớn của công nghệ giao dịch
trực tuyến bằng các hệ thống đi lệnh tự động. Nhớ lại cái thời năm 2001 đầu
tiên của thị trường tôi đã từng đi học khóa đầu tiên của thị trường về chứng chỉ
hành nghề kinh doanh chứng khoán. Năm 2002 làm ở bộ phận tự doanh của công ty
chứng khoán có vốn gấp gần 10 lần cả SSI (chỉ có 6 tỷ môi giới khi đó). Khi học
nhập lệnh ở sàn tôi đã phát hiện ra cả nhập lệnh nhanh bằng chiêu copy lệnh lưu
và sửa nên nhập rất nhanh gọi là phương thức dán lệnh.
Trở lại khi đó hệ thống
giao dịch của Sở thời được Thái cho hệ thống giao dịch khớp lệnh sàn của Mỹ cho
Thái thời 7x. Cái hệ thống với ngôn ngữ COBOL viết cũng khá giống như Basic vậy
đó mà sách thời Mỹ cho chế độ cũ có mấy cuốn như vậy. Các hệ thống điều khiển
trong giao dịch thương mại, máy bay của VNCH khi đó cùng dùng ngôn ngữ này từ Mỹ
đưa qua. Lưu ý khi tôi mày mò hệ thống đó thấy có cho cả giao dịch T0, có cả
các giao dịch phát sinh từ future, option … theo cơ chế thị trường Mỹ của sàn
Chicago. Và chính sự bảo thủ, sự sệt đã kìm hãm sự phát triển của thị trường bằng
hạn chế mọi thứ cũng như cho đó sự toan tính riêng của ngân hàng chỉ định thanh
toán để chiếm dụng thời gian thanh toán tiền để có khoản lợi riêng cho ngân
hàng đó. Vô vàn thứ lý do để kìm hãm sự phát triển bằng một tư duy thận trọng
quá mức cho đến giết chết các cơ hội lớn bắt nhịp thị trường quốc tế. Ở góc độ
cá nhân tôi vẫn nghĩ chọn người lãnh đạo cần có tư duy đột phá, cần có tâm yêu
nghề, tầm nhìn trước thời gian để có các quyết sách táo bạo đi trước đón đầu.
Âu cũng là điều khó lắm thay!
Ngay từ năm 2002 mình đã
nghĩ mơ mộng chắc vài năm nữa sẽ có thị trường giao dịch tự động nè, có đặt lệnh
tùy thích mua nhanh bán ngay, có cả phần kết nối client server để cho việc đi lệnh
thuận tiện hơn. Sau khi mình có coi các phương thức kết nối từ IT về thì mình
có viết các tools để phục vụ riêng cho việc phân tích dữ liệu lệnh và đi lệnh bằng
các scipts để tự động hóa hơn.
Mình nhớ trong một lần kiến
nghị mình đưa ra đề xuất cần có giao dịch T0, cần cho đi lệnh tự động, cần chuẩn
hóa hệ thống thông tin các doanh nghiệp niêm yết để tạo ra cơ sở dữ liệu chuẩn
hóa có tính tương thích toàn cầu. Chị ấy giờ là phó tổng của HOSE rồi chắc cũng
còn nhớ mình không nhỉ. À nhân đây mình còn giữ cuốn sổ được TTĐTCK trao tặng
do thi cao điểm nhất trắc nghiệm đúng 100/100 câu. Chắc phần có may mắn nữa
chăng nói vậy chứ học cũng nhanh và đam mê nên phải vậy thôi.
Trở lại cái giá 600 tỷ
cho cái hệ thống giao dịch bị trễ hẹn cũng là điều có nhiều thắc mắc và đặt nhiều
dấu hỏi? Dấu hỏi lớn nhất cần xét ở hai yếu tố về mặt pháp lý cũng tầm nhìn
công nghệ. Người lãnh đạo cần phải có cái tầm nhìn xa về xu thế thị trường và
công nghệ mới có những quyết định đi trước thời đại.
Dấu hỏi thứ 1 về việc một
hệ thống giao dịch có đến giá trị 600 tỷ (tính ra cũng xấp xỉ gần 30 triệu usd
thời nay chứ thời đó mà quy đổi chắc giờ còn nhiều hơn. Vấn đề là công nghệ đó
đánh giá về trình độ IT và phương thức khớp lệnh trực tuyến cũng như sức tải lớn
thì có đánh để ở giá trị như vậy hay không? Ở đây ta có thể thấy một hệ thống
core banking ngân hàng đặc tính phức tạp hơn mà lúc đó ký làm với các đối tác Ấn
Độ cũng chỉ từ 1-5 tr usd khi đó. Với kinh nghiệm cá nhân thì cả hệ thống này
cho làm đi cũng chỉ tầm 1 tr -2 usd là hết vào thời đó mà thôi. Ở đây có thể
bao gồm cả hệ quản trị, và các phân hệ khác nữa. Vậy sự chênh lệch đó thật kỳ lạ
khi đối tác triển khai là một tập đoàn công nghệ lớn C… mà đến giờ vẫn không
xong?
Dấu hỏi thứ 2 về việc một
hệ thống triển khai chậm trễ 9 năm là một nghịch lý trong triển khai cũng như
tính pháp lý của hợp đồng. Cụ thể từ năm 2012, HoSE đã ký hợp đồng dịch vụ công
nghệ thông tin với Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) để triển khai gói thầu
"Thiết kế, giải pháp, cung cấp lắp đặt và chuyển giao hệ thống công nghệ
thông tin" trị giá hơn 600 tỉ đồng cho thời hạn 5 năm. Vậy tại sao một hệ
thống đã có sẵn chỉ Việt hóa và viết vài thay đổi cho phù hợp đặc thù Việt Nam
lại chậm trễ cả gần một thập kỷ mà không chịu phạt hợp đồng. Câu hỏi đặt ra là
vai trò giám sát chất lượng và tính thời hiệu hợp đồng sao không tuân thủ. Một
câu hỏi bỏ lửng và người chịu trách nhiệm thời đó không phải anh đang đương chức
mà là người đã nghỉ hưu. Một loạt dấu hỏi sẽ được đặt ra và cần có câu trả lời
xác đáng không chỉ riêng cho Sở mà cả với đối tác tập đoàn công nghệ C.. triển
khai.
Dấu hỏi thứ 3 Trách nhiệm
của Sở khi cả 2 năm nay nhà đầu tư thiệt hại rất nhiều trong khi việc tổ chức
sàn là của nhà nước theo quy định phải đảm bảo cho nhà đầu tư. Vậy tính pháp chế
của việc này ở đâu khi nhà đầu tư liên tiếp chịu tổn thất giao dịch, giao dịch
tù mù lệnh trả về luôn bị trễ và lag mọi thứ. Khách quan mà nói đây là nhà đầu
tư không được đối xử trân trọng như một khách hàng cũng như mọi người chưa thấy
một câu xin lỗi có đầy tính trách nhiệm cao của người đang nhận lương từ tiền
thuế, từ tiền của nhà đầu tư nuôi họ. Một cách khách quan nhà đầu tư cần nhận
được sự cam kết khắc phục và lấy tinh thần vì dân phục vụ, vì chính cái ghế của
mình mà đổi mới cho phù hợp thời đại 4.0.
Dấu hỏi thứ 4 Công nghệ
thời 2012 đến giờ có lẽ cũng cần minh bạch hóa là công nghệ gì và sức tải hệ thống
thế nào? Có đáp ứng sức tải request bao nhiêu trên 1 giây, có thể ứng dụng các
phương thức API hay giao tiếp nào tiện lợi hay không? Có giao dịch T0 và các sản
phẩm như quốc tế đang áp dụng hay không? Một dấu hỏi cần công khai cho nhà đầu
tư biết vì đây là con đường cho việc mở đường sự phát triển vượt bậc mới trong
tương lai gần chỉ vài năm tới.
Việc khó không phải ở
công nghệ mà vốn dĩ ở lòng người. Một khi ánh trăng còn chưa sáng thì mặt trời
cần đảm nhiệm vai trò của nó. Ước gì bầu trời mãi trong xanh.
Người ta thường nói chờ đợi
là hạnh phúc thì tôi đã chờ quá nửa thanh xuân đời người hiện tại để một mong ước
ngày nào đó ta có thể giao dịch như nước ngoài với các phần mềm dạng như
Metatrader4 (MT4, MT5) hay các công cụ mà nước ngoài đang có. Ước mơ có thể
không xa nhưng nhất định nó sẽ đến.
AIQuant - Nguyễn Phương Duy
Links báo chí: